Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của Tiếng Anh Tốt, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tienganhtot.vn". (Ví dụ: đoạn văn tiếng anh tienganhtot.vn). Tìm kiếm ngay

Động từ là gì và kiến thức cần nhớ trong Tiếng Anh

Đăng ngày 07/02/2022
5/5 - (3 bình chọn)

Động từ là gì, trong Tiếng Anh có những động từ nào,..Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, động từ cũng là thành phần rất quan trọng để tạo thành câu hoàn chỉnh. Trong Tiếng Anh cũng vậy, việc nắm chắc kiến thức về động từ sẽ giúp các bạn học lên những kiến thức nâng cao dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy động từ là gì, cấu tạo của động từ ra sao, cách sử dụng động từ như thế nào,.. tất cả sẽ được Tiếng Anh Tốt tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất tại bài viết này nhé!

động từ là gì, phân loại động từ, cách sử dụng động từ, động từ bất quy tắc, các động từ hay gặp
Động từ là gì

1. Khái niệm động từ là gì?

Động từ là gì? Động từ (Verb) là những từ diễn tả hành động của người hoặc sự vật, hiện tượng nào đó. 

Động từ còn được ký hiệu là V.

Example: go (đi), run (chạy), sleep (ngủ), sing (hát), eat (ăn), drink (uống),…

  • Mr. Carlos reads two books everyday. (Mỗi ngày ông Carlos đều đọc 2 quyển sách)
  • Don’t close the windows! (Đừng đóng cửa sổ!)

2. Vị trí của động từ

a. Đứng trước tính từ

Động từ có thể đứng được trước tính từđộng từ tobe.

Example: 

  • You are so gorgeous, Emma. (Bạn lộng lẫy quá Emma)
  • The music was so loud that I couldn’t hear anything. (Nhạc to quá nên tôi không nghe thấy gì cả)

Xem thêm về tính từ.

b. Đứng sau chủ ngữ

Đây là vị trí phổ biến nhất của động từ.

Example: 

  • They tell us to wish something for the baby. (Họ bảo chúng tôi ước điều gì đó cho em bé đi)
  • Max drives his car very carelessly. (Max lái xe ẩu lắm)

c. Đứng trước tân ngữ

Một câu hoàn chỉnh trong tiếng Anh không thể thiếu tân ngữ, tân ngữ sẽ thường được đi sau động từ.

Example: 

  • Can you open the door and talk to me for a while? (Bạn có thể mở cửa và nói chuyện với tôi một lúc được không?) → Tân ngữ ở đây là the door.

Lưu ý: có một vài trường hợp động từ thường được đi kèm với giới từ rồi theo sau đó mới là tân ngữ.

Example: 

  • Turn on the TV, please. I want to watch the news. (Làm ơn bật TV lên. Tôi muốn xem tin tức)
  • You didn’t listen to my advice. (Bạn đã không nghe lời khuyên của tôi)

d. Đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Ta thường hay bắt gặp tính từ được đi sau các trạng từ chỉ tần suất như usually, always, often, never, sometimes,..trong câu của thì hiện tại đơn.

Example:

  • They never care about Mia. (Họ không bao giờ quan tâm đến Mia)
  • She sometimes goes shopping alone. (Cô ấy thỉnh thoảng đi mua sắm một mình)

Xem thêm về thì hiện tại đơn.

3. Các cách phân loại động từ

a. Nội động từ và ngoại động từ

* Nội động từ

Những động từ chỉ hành động được chính chủ thể trực tiếp thực hiện, không tác động lên người hay vật khác được gọi là nội động từ. Đặc biệt, những câu dùng nội động từ sẽ không chuyển được sang câu bị động.

Example: grow (khôn lớn, trưởng thành), pause (tạm dừng), dance (nhảy múa), pose (tạo dáng), laugh (cười lớn),…

  • She dances very beautifully. (Cô ấy nhảy múa đẹp lắm)
  • Please, don’t laugh at him! (Làm ơn, đừng cười nhạo anh ấy!)

* Ngoại động từ 

Trái với nội động từ, những động từ mà theo sau nó là các tân ngữ và có thể chuyển thành câu bị động được gọi là ngoại động từ.

Example: close (đóng), open (mở), make (khiến, làm), push (đẩy), throw (ném, vứt), buy (mua),..

  • It makes me feel so bad. (Nó khiến tôi cảm thấy tệ quả)
  • Don’t throw old bottles away! We can reuse them. (Đừng vứt chai lọ cũ đi chứ! Chúng ta có thể tái sử dụng chúng mà)

b. Vai trò của động từ 

* Động từ tobe: am/is/are

Động từ tobe không chỉ hành động cụ thể nào đó mà được dùng để diễn tả sự tồn tại hoặc đặc điểm, trạng thái của con người hay sự vật, sự việc nào đó. 

Example: 

  • Your pens are right here. (Mấy cái bút của cậu ở ngay đây này)
  • Her hair is yellow and smooth. (Tóc của cô ấy vàng và mượt)

* Động từ thường 

Những động từ diễn tả hành động thông thường được gọi là động từ thường 

Example: eat, drink, work, go, fly,…

  • Come in, please! (Xin mời vào trong!)
  • You sing so well. Can you teach me to sing? (Bạn hát hay quá. Bạn dạy mình hát được không?)

* Động từ nối

Những động từ thể hiện trạng thái chứ không phải hành động của người hoặc sự vật, hiện tượng nào đó. Sau động từ nối thường là tính từ hoặc cụm danh từ.

Example: seem (có vẻ), look (nhìn trông), appear (xuất hiện), feel (cảm thấy), sound (nghe có vẻ), smell (ngửi), taste (nếm), remain (giữ nguyên),..

  • It sounds fun! When can we get there together? (Nghe vui đấy! Bao giờ thì chúng ta có thể đến đó cùng nhau?)
  • This soup tastes so good. Who made it? (Món súp này vị ngon quá. Ai đã làm nó vậy?)

* Động từ khuyết thiếu

Động từ khuyết thiếu (Modal Verb) thường đứng trước động từ chính, dùng để diễn tả khả năng xảy ra, sự cho phép của hành động chính.

Example: can (quá khứ là could), will (would), may (might), must, should

  • You can’t climb the mountain today. It’s dangerous. (Hôm nay bạn không thể leo núi được. Nguy hiểm lắm)
  • I will follow Adele on Instagram. (Tôi sẽ theo dõi Adele trên Instagram)

4. Các động từ phổ biến hay gặp

a. Động từ diễn tả hoạt động nhận thức

Các động từ mang nghĩa là nghĩ, biết, hiểu,…về sự vật, sự việc nào đó được xem là động từ chỉ hoạt động nhận thức.Ta sẽ không chia các động từ này ở dạng V-ing (thì hiện tại tiếp diễn)

Example: know (biết), think (suy nghĩ), understand (hiểu), want (muốn), like (thích), love (yêu), mind (bận tâm), hate (ghét),…

  • Now I understand why Jim moved out of his house. (Giờ thì tôi hiểu tại sao Jim chuyển ra khỏi nhà anh ấy rồi)
  • She doesn’t like that car. (Cô ấy không thích chiếc ô tô đó)

b. Động từ chỉ thể chất 

Những động từ mà chủ thể phải sử dụng cơ thể hoặc sử dụng vật khác để hành động thì được gọi là động từ chỉ thể chất.

Example: swim (bơi), climb (leo trèo), play (chơi), cook (nấu ăn),…

  • Let’s jump high together! (Cùng nhau nhảy thật cao nào!)
  • That boy band will perform the greatest hits in their career. (Ban nhạc nam đó sẽ biểu diễn những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của họ)

c. Động từ chỉ trạng thái 

Những động từ không dùng để diễn tả hành động mà chỉ dùng để thể hiện sự tồn tại của sự vật, sự việc nào đó được gọi là động từ chỉ trạng thái.

Example: appreciate (đề cao), exist (tồn tại), fit (vừa),..

  • Ghost doesn’t exist. (Ma quỷ không tồn tại)

5. Động từ bất quy tắc trong Tiếng Anh

Động từ khi chia ở các thì quá khứ được tuân theo một quy tắc biến đổi cụ thể được gọi là động từ có quy tắc (Regular verbs). Còn những động từ không tuân theo quy tắc này được gọi là động từ bất quy tắc (Irregular verbs)

Động từ bất quy tắc trong Tiếng Anh rất nhiều và đa dạng. Hôm nay Tiếng Anh Tốt sẽ giới thiệu đến các bạn các động từ bất quy tắc phổ biến và hay gặp nhất nhé.

Thứ tự các từ được chia lần lượt từ Nguyên thể → Quá khứ đơn → Quá khứ phân từ hai.

  • Be → was/were → been
  • Have → had → had
  • Go → went → gone
  • Do → did → done
  • Come → came → come 
  • Become → became → become
  • Take → took → taken
  • Break → broke → broken
  • Think → thought → thought 
  • Know → knew → known
  • Speak → spoke → spoken

Ngoài ra còn rất nhiều các động từ bất quy tắc khác trong Tiếng Anh mà các bạn cần phải nhớ và học thuộc. Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết về các động từ bất quy tắc trong Tiếng Anh mà Tiếng Anh Tốt đã chia sẻ ở những bài trước nhé.

Xem thêm về động từ bất quy tắc.

6. Cách sử dụng động từ

a. Cách thêm đuôi ED và ING cho động từ

* Đuôi ED 

Động từ là gì ? Cách thêm đuôi ed vào động từ
Động từ là gì ? Cách thêm đuôi ed vào động từ

Ta sẽ thêm đuôi ed vào sau động từ khi muốn diễn tả hành động trong quá khứ (trừ động từ bất quy tắc)

Example: wanted, needed, watched,..

Với những từ tận cùng bằng âm e thì ta chỉ cần thêm d vào sau là được.

Example: loved, lived, drived,…

Với những từ kết thúc bằng y thì đổi y = i + ed.

Example: studied, fried, dried,.. (ngoại từ played)

Với những từ tận cùng là một nguyên âm và một phụ âm thì ta sẽ gấp đôi phụ âm cuối và thêm ed vào sau.

Example: stopped, passed, robbed,..

Với những từ trọng âm rơi vào âm đầu và tận cùng là một phụ âm, ta cũng gấp đôi phụ âm cuối đó và thêm ed 

Xem thêm quy tắc thêm ed

* Đuôi ING 

Động từ là gì ? Cách thêm đuôi ing
Động từ là gì ? Cách thêm đuôi ing

Ta sẽ thêm đuôi ing vào sau động từ khi muốn diễn tả hành động đang xảy ra ở thời điểm hiện tại hoặc muốn biến đổi động từ thành danh động từ.

Example: taking, going, doing,…

Với các từ tận cùng là âm e thì ta bỏ e và thêm ing.

Example: taking, living, driving,…

Với các từ tận cùng là ie thì ta đổi ie = y + ing.

Example: lying, tying,..

Với những từ tận cùng bằng một nguyên âm và một phụ âm thì ta sẽ gấp đôi phụ âm cuối và thêm ing đằng sau.

Example: jogging, shopping,…

Lưu ý: với động từ có kết thúc bằng L, tùy theo cách Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ sử dụng mà có cách thêm ing khác nhau. Với Anh-Anh, ta sẽ gấp đôi thêm 1 chữ L ở cuối rồi mới thêm ing trong khi Anh-Mỹ không gấp đôi chữ L

Example: travelling (cách viết của Anh-Anh), traveling (cách viết của Anh-Mỹ)

Có vài trường hợp không áp dụng các cách biến đổi trên như singe → singeing, dye → dyeing,..

Xem thêm về cách thêm đuôi Ing

b. Lưu ý khi sử dụng động từ

Trong câu không thể thiếu động từ.

Khi sử dụng Modal verb (động từ khuyết thiếu) không cần dùng thêm trợ động từ.

Nếu sử dụng trợ động từ thì động từ chính trong câu không được phép chia.

Nếu trong câu phải sử dụng hai hoặc nhiều hơn 2 động từ thì sẽ có một động từ được chia theo thì và các động từ còn lại sẽ chia theo dạng.

c. Trường hợp động từ hay bị nhầm lẫn 

Các bạn khi học Tiếng Anh rất hay bị nhầm lẫn các cặp từ sau:

  • Effect (n) /i’fekt/: sự ảnh hưởng, sự tác động
  • Affect (v) /ə’fekt/: tác động, ảnh hưởng đến cái gì

Cặp từ desert – dessert cũng khiến khá nhiều người đau đầu vì phát âm và cách viết hơi tương tự nhau.

  • Desert (n) /ˈdezərt/: sa mạc. Tuy nhiên, desert còn có nghĩa nữa là động từ (đọc là /dɪˈzɜːrt/) có nghĩa là rời bỏ, bỏ hoang, rời bỏ ai.
  • Dessert (n) /dɪˈzɜːrt/: món tráng miệng. 

Và bộ ba các từ sight – site – cite

  • Sight (v) /sait/: ngắm cảnh, nhận thấy
  • Cite (v) /sait/: trích dẫn
  • Site (n) /sait/: chỗ xây dựng, địa điểm, vị trí

7. Các động từ hay gặp và phổ biến nhất trong Tiếng Anh

  • Be: là, ở
  • Do: làm
  • Go: đi
  • See: nhìn, thấy
  • Look: nhìn
  • Make: làm
  • Say: nói
  • Tell: nói với
  • Give: đưa, trao
  • Love: yêu
  • Like: thích
  • Hate: ghét
  • Eat: ăn
  • Drink: uống
  • Stop: dừng lại
  • Begin: bắt đầu
  • Read: đọc
  • Win: thắng
  • Know: biết
  • Dance: nhảy múa
  • Think: suy nghĩ
  • Draw: vẽ
  • Break: làm vỡ, tan vỡ
  • Come: đến
  • Get: đạt được, có được
  • Take: lấy
  • Catch: bắt lấy
  • Run: chạy
  • Sleep: ngủ
  • Wash: rửa, gội
  • Buy: mua
  • Drive: lái
  • Fly: bay
  • Need: cần
  • Smell: ngửi
  • Feel: cảm nhận, cảm thấy
  • Want: muốn
  • Use: sử dụng
  • Sell: bán
  • Call: gọi
  • Try: thử
  • Sit: ngồi
  • Keep: giữ
  • Play: chơi
  • Write: viết
  • Swim: bơi
  • Pay: trả
  • Bring: mang theo, mang lại
  • Send: gửi
  • Study: học
  • Live: sống

Và còn rất nhiều các động từ khác.

8. Kết thúc bài học 

Động từ trong Tiếng Anh thật phong phú và đa dạng phải không nào? Các kiến thức cơ bản về động từ đều rất là quan trọng và cần thiết cho hành trang học Tiếng Anh của các bạn từ cơ bản cho đến nâng cao đấy. Hôm nay, chúng mình đã tổng hợp xong tất tần tật kiến thức liên quan đến động từ để trả lời cho câu hỏi Động từ là gì, các bạn có thắc mắc gì về bài học hãy comment ngay ở dưới cho Tiếng Anh Tốt biết nhé!

.Follow Fanpage Tiếng Anh Tốt để biết thêm nhiều kiến thức tiếng Anh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[X]