Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của Tiếng Anh Tốt, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tienganhtot.vn". (Ví dụ: đoạn văn tiếng anh tienganhtot.vn). Tìm kiếm ngay

Hiểu ngay trợ động từ trong tiếng Anh chỉ 5 phút

Đăng ngày 28/12/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Trợ động từ là dạng từ rất quan trọng trong tiếng Anh. Mặc dù không thể thay thế động từ chính nhưng dạng động từ này mang ý nghĩa bổ sung và nhấn mạnh cho động từ trong câu. Để có thể vận dụng thành thạo động từ này người đọc cần nắm rõ kiến thức, và các dấu hiệu nhận biết để tránh trường hợp nhầm lẫn với động từ chính. Bài viết dưới đây hãy cùng Tiếng Anh Tốt ôn lại kiến thức của dạng động từ này nhé!

Hiểu ngay trợ động từ trong tiếng Anh chỉ 5 phút

1.Trợ động từ là gì ? ( Auxiliary Verbs )

Trợ động từ hay được gọi là động từ phụ trợ ( Auxiliary hay Helping Verbs ) là những từ được sử dụng kết hợp với động từ chính trong các thì, hoặc dùng để thể hiện dạng câu phủ định hoặc câu hỏi.

Những động từ này luôn đi kèm với động từ chính, bổ nghĩa cho động từ chính nhưng không thay thế được động từ chính. Các động từ phụ trợ phổ biến như là do, have, to be.

Ex: We don’t have dinner with Linh. ( Chúng tôi không ăn tối với linh. )

Trong ví dụ trên “don’t ” được xem là động từ phụ trợ, bổ nghĩa cho động từ chính là “have”, và “don’t” không thay thế được động từ ” have”.

2. Dấu hiệu nhận biết.

Để mỗi câu trong tiếng Anh trở nên có nghĩa thì hầu hết trong các câu đều phải có sự xuất hiện của động từ. Có hai loại động từ chủ yếu đó là động từ hành và động từ liên kết.

Trong đó, động từ hành động dùng để mô tả hành động có thể thực hiện được còm động từ liên kết thường được sử dụng để mô tả các điều kiện. Dù có khác nhau ở công dụng nhưng hai dạng động từ trên đều có trợ động từ đi kèm.

Dấu hiệu nhận biết một từ không phải là trợ động từ.

Có nhiều trường hợp, các hành động hoặc điều kiện được xảy ra một lần và kết thúc ngay sau đó. Lúc đó, các động từ giống với trợ động từ như là do, have, to be thì thường sẽ được chuyển thành động từ hành động hoặc động từ liên kết, trở thành động từ chính của câu.

Ex: She passed the test in class. So She is very happy. (Cô ấy đã vượt qua bài kiểm tra ở trên lớp. Vì vậy, cô ấy rất là vui mừng)

Phân tích ví dụ trên ta thấy, “is” là dạng động từ to be. Nhưng ở trong ví dụ trên, “is” đang đứng một mình trong câu, không đứng sau hay bổ nghĩa cho động từ nào. Vì vậy nó không hoạt động như một trợ động từ và được xem là một động từ liên kết.

Dấu hiệu nhận biết một từ là trợ động từ.

Trong một câu đúng nghĩa, động từ chính dùng để diễn tả một hành động hoặc là một điều đang diễn ra. Trợ động từ được sử dụng ki kèm với động từ chính trong trường hợp này nhằm bổ nghĩa và làm rõ hơn sắc thái phủ định nghi vấn trong câu.

Ex: She is always going home very late. ( Cô ấy luôn luôn về nhà rất là trễ )

Trong ví dụ trên ta thấy, “is” dùng để diễn tả tần suất về nhà trễ, dùng để bổ nghĩa cho động từ “going” để diễn tả sự phàn nàn về việc về nhà trễ của cô.

( Cấu trúc “is+ always + V-ing” dùng để diễn tả sự phàn nàn, than phiền về một vấn đề nào đó )

3. Các chức năng của trợ động từ.

Trợ động từ được sử dụng đi kèm với động từ chính nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ chính đó. Tùy vào ngữ cảnh mà trong mỗi câu thì trợ động từ có ý nghĩa khác nhau.

Cung cấp thông tin về thời gian ( hiện tại, quá khứ, tương lai )

Ex: He didn’t stay at home. ( Anh ấy đã không ở nhà )

Ở trong ví dụ trên thì khi nhìn vào động từ phụ trợ “didn’t ” ( là quá khứ của “don’t), chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được là hành động này được diễn ra ở trong quá khứ.

Dùng để bổ sung số ít hay số nhiều cho chủ ngữ

Ex: She have been working for 8 hours. ( Cô ấy học bài suốt 8 tiếng đồng hồ rồi )

Dùng để nhấn mạnh ý cho câu

Ex: I do think she should go to bed early. ( tôi nghĩ rằng cô ấy nên đi ngủ sớm )

4. Các trợ động từ phổ biến.

Động từ phụ trợ To Be

Động từ To Be được dùng phổ biến trong các dạng câu, tùy vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng mà dạng động từ này nhiều biến thể khác nhau.

-Dùng ở thì hiện tại tiếp diễn ( am, is, are/ am not, isn’t, aren’t  )

Ex: The baby is sleeping in the next room. ( Đứa trẻ đang ngủ ở phòng kế bên )

-Dùng ở thì  hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai hoàn thành tiếp diễn ( been)

Ex: I have been studying Paris for 2 years ( Tôi học ở Pháp khoảng 2 năm rồi )

-Dùng ở thì quá khứ tiếp diễn ( was, were/ wasn’t, weren’t )

Ex: I was doing my homework at 5 p.m last Sunday. ( Tôi đang làm bài tập về nhà vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật tuần trước )

Động từ phụ trợ “Do”

Cũng như động từ to be thì “Do” cũng tùy thuộc vào ngữ cảnh mà có các biến thể khác nhau. Các biến thể thường gặp là do/does, dùng để nhấn mạnh cho câu, hoặc dùng để diễn tả sự phủ định hoặc nghi vấn trong câu. Ngoài ra,  “Do” còn được sử dụng trong câu tỉnh lược, trong đó động từ chính đã được hiểu.

Ex:

Does she live in England ? ( Cô ấy có phải sống ở Anh không ? )

I love you. I really did. ( Tôi yêu bạn. Tôi thực sự đã rất yêu bạn )

It does have a nice day. ( Trời hôm nay đẹp thật sự. )

Xem thêm : Sau động từ là gì 

Động từ phụ trợ “have”

“Have” được dùng là động từ phụ trợ khi đi kèm với động từ chính tạo thành cụm động từ trong các thì. Ở 1 số thì hoàn thành “have” thường có dạng như : have/has , had/hadn’t .

Một số thì điển hình như là: hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn.

Ex:

I have finished my homework recently. ( Tôi vừa kết thúc bài tập về nhà của tôi )

He’ll have lived in this house by then. ( Đến lúc đó anh ấy sẽ sống trong ngôi nhà này )

I had cleaned the house before my parents came. ( Tôi đã dọn nhà trước khi bố mẹ tôi trở về. )

Lavies and I hadn’t been watching TV before we found remote. ( (Lavies và tôi đã đang không xem TV cho đến khi chúng tôi tìm thấy cái điều khiển từ xa. )

Xem thêm cách dùng have to

Kết thúc bài học

Trợ động từ là dạng từ khá quan trọng trong một câu. Không chỉ giữ vai trò bổ sung ý nghĩa cho động từ chính, động từ này còn nhấn mạnh ý nghĩa của câu, tạo ra các câu nghi vấn và phủ định theo mục đích và hoàn cảnh sử dụng. Tiếng Anh Tốt hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn kiến thức về trợ động từ, và từ đó có thể vận dụng thành thạo trong các câu giao tiếp tiếng Anh.

Theo dõi fanpage của Tiếng Anh Tốt để cập nhật thông tin mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[X]